Văn hóa Ratanakiri

Người Thượng thường tiến hành canh tác du canh đốt nương làm rẫy trong các làng nhỏ với từ 20 đến 60 gia đình hạt nhân.[86] Mỗi làng có sở hữu và quản lý tập thể một lãnh thổ rừng có ranh giới nhận biết được mặc dù không được đánh dấu.[87] Trong vùng đất này, mỗi gia đình được phân bổ trung bình 1–2 hecta đất canh tác tích cực và 5–6 hecta đất bỏ hoang.[88] Người Thượng tiến hành chu kỳ canh tác bền vững về mặt sinh thái kéo dài thường từ 10 đến 15 năm.[89] Dân làng bổ sung sinh kế nông nghiệp của họ thông qua săn bắn quy mô nhỏ, câu cá, và hái lượm trên một diện tích lớn.[89]

Chế độ ăn uống của người Thượng tại Ratanakiri phần lớn dựa vào thực phẩm thu hoạch và hái lượm sẵn có.[90] Một số kiêng kỵ về thực phẩm cũng hạn chế lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là sản phụ, trẻ nhỏ, và bệnh nhân.[91] Loại lương thực chính là lúa, song hầu hết các gia đình chịu tình trạng thiếu gạo trong sáu tháng trước mùa gặt.[92] Một số gia đình bắt đầu trồng ngô để giảm bớt khó khăn này, các nguồn lương thực khác gồm có khoai tây, sắn, và khoai môn.[92] Hầu hết bữa ăn của người Thượng có lượng protein thấp, vốn bị giới hạn trong số thức ăn sẵn có.[93] Động vật săn bắn được và cá đánh được là những nguồn protein chính, các cư dân đôi khi cũng ăn các động vật nhỏ hơn như chuột, gà rừng, và côn trùng.[93] Họ thường chỉ ăn các vật nuôi như lợn, bò, và trâu khi tiến hành cúng tế.[93] Vào mùa mưa, họ thu hái nhiều loài rau và lá từ rừng.[92] (rau thường không được trồng.[92]) Các loại quả thường dùng làm thực phẩm gồm có chuối, mít, đu đủ, và xoài.[94]

Nhà hội họp tại một làng của người Kreung gần Banlung

Nhà ở tại nông thôn Ratanakiri được làm từ tre, mây, gỗ, các loại lá cây, tất cả đều được thu lượm từ những khu rừng lân cận; chúng thường tồn tại khoảng ba năm.[30] Tổ chức không gian làng thay đổi theo dân tộc.[51] Các làng của người Kreung được xây dựng theo kiểu vòng tròn, với các nhà hướng vào một nhà hội họp trung tâm.[51] Trong các làng của người Gia Rai, các nhà dài rộng lớn là nơi ở của tất cả đại gia đình, bên trong được ngăn thành các gian nhỏ cho các nhà.[51] Các làng Tampuan có thể theo một trong hai mô hình trên.[51]

Gần như toàn bộ người Thượng theo thuyết vật linh, và vũ trụ luận của họ gắn bó với thế giới tự nhiên.[95] Một số khu rừng được tin là nơi các quỷ thần địa phương sinh sống, và việc chặt cây tại đó là điều cấm kỵ.[96] Trong các khu rừng thiêng, các đặc điểm tự nhiên nào đó như các thành hệ đá, thác nước, ao, và thực vật được thánh hóa.[97] Các lễ hội hiến tế chính tại Ratanakiri diễn a vào tháng 3 và tháng 4, khi các ruộng nương được lựa chọn và chuẩn bị cho mùa vụ mới.[98] Những nhà truyền giáo Ki-tô hiện diện tại tỉnh, và một số người Thượng cải sang Ki-tô giáo.[99] Người Khmer trong vùng là Phật tử.[100] Cũng có một cộng đồng nhỏ người Hồi giáo, chủ yếu là người Chăm.[101]

Do bệnh sốt rét phổ biến cao và vị trí nằm xa các trung tâm của khu vực, Ratanakiri biệt lập với các ảnh hưởng của phương Tây cho đến cuối thế kỷ 20.[32] Tuy nhiên, các thay đổi văn hóa lớn diễn ra trong những năm gần đây, đặc biệt là các làng gần đường giao thông và phố huyện; những thay đổi này được quy là do liên hệ với người nhập cư Khmer, viên chức chính quyền, nhân viên của tổ chức phi chính phủ.[102] Trang phục và chế độ ẩm thực đang trở nên tiêu chuẩn hóa, và âm nhạc Khmer thay thế âm nhạc truyền thống.[102] Nhiều dân làng cũng nhận thấy một xu hướng mất đi kính trọng đối với người lớn tuổi và phân cách ngày càng tăng giữa người trẻ và người già.[102] Những người trẻ bắt đầu từ chối tuân theo các quy tắc truyền thống và không còn tin vào thần linh.[102]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ratanakiri http://www.theage.com.au/articles/2007/02/23/11717... http://www.mekong.es.usyd.edu.au/case_studies/sesa... http://www.idrc.ca/en/ev-5424-201-1-DO_TOPIC.html http://www.idrc.ca/uploads/user-S/10536114500ACF4B... http://www.idrc.ca/uploads/user-S/1117113736117Suz... http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KF16Ae... http://www.boston.com/news/local/articles/2004/12/... http://www.elconfidencial.com/cache/2009/02/04/11_... http://www.elconfidencial.com/cache/2009/06/25/75_... http://books.google.com/books?id=-PpBn9xFJ5YC&pg=P...